NASA tuyên bố số phận của “vua kính viễn vọng” Hubble

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Những ngày qua, kính viễn vọng Hubble – “công thần” hàng đầu của NASA trong các sứ mệnh khám phá không gian sâu – đã phải tạm dừng hoạt động sau khi gặp sự cố ở các con quay hồi chuyển.

    Trong cuộc họp báo rạng sáng 5-6 (giờ Việt Nam), NASA cho biết sự cố này không thể sửa chữa được, khiến đài quan sát không gian nổi tiếng này hiện chỉ còn 2/6 con quay hồi chuyển hoạt động.

    NASA tuyên bố số phận của "vua kính viễn vọng" Hubble- Ảnh 1.

    Kính viễn vọng không gian Hubble – Ảnh: NASA

    Theo Space.com, con quay hồi chuyển là hệ thống cung cấp một hệ quy chiếu để Hubble xác định vị trí nó đang hướng tới và hướng đó sẽ thay đổi như thế nào khi kính viễn vọng di chuyển trên bầu trời.

    Tuy vậy, điều này không có nghĩa là kính viễn vọng 34 tuổi của NASA phải dừng hành trình. Các kỹ sư NASA đã có kế hoạch khác để “chiến thần” này tiếp tục sứ mệnh đến năm 2035.

    Kế hoạch đó là chuyển sang chế độ hoạt động với chỉ 1 con quay hồi chuyển, “để dành” cái còn lại.

    NASA tuyên bố số phận của "vua kính viễn vọng" Hubble- Ảnh 2.

    Bộ phận con quay hồi chuyển của kính viễn vọng – Ảnh: NASA

    Mặc dù mang trên mình tới 6 con quay hồi chuyển nhưng thông thường Hubble chỉ sử dụng 3 cái cùng lúc, 3 cái còn lại để dự trữ.

    Nhưng đã có thời điểm đài quan sát này hoạt động ở chế độ 2 con quay hồi chuyển, chẳng hạn như sử dụng các cảm biến tích hợp khác để thay thế cho thiết bị thứ 3.

    Hubble cũng có một chế độ tùy chọn khác là chỉ sử dụng 1 con quay hồi chuyển, sự khác biệt hiệu suất với chế độ 2 con quay là không đáng kể.

    “Về mặt vận hành, chúng tôi tin rằng đây là cách tiếp cận tốt nhất cho Hubble trong suốt thập kỷ này và trong thập kỷ tiếp theo, vì hầu hết các quan sát mà nó thực hiện sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng” – ông Mark Clampin, Giám đốc Ban Vật lý thiên văn và Ban Quản trị sứ mệnh khoa học của NASA.

    Tất nhiên sẽ có một số hạn chế đối với lựa chọn này. sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển từ mục tiêu khoa học này sang mục tiêu khoa học tiếp theo, dẫn đến hiệu quả lập kế hoạch có thể giảm 12%.

    Các vấn đề về con quay hồi chuyển đã liên tục xảy ra với Hubble trong những thập kỷ nó vận hành. Các phi hành gia của NASA đã cố gắng thay tổng cộng 22 con quay cho thiết bị, trong đó 9 lần thất bại.

    Vào khoảng năm 2035, bất kể các con quay còn lại có ổn định hay không, đó vẫn có thể là thời điểm kết thúc chặng đường của Hubble, do lực cản tăng dần sau hàng thập kỷ hoạt động có thể khiến kính thiên văn rơi xuống bầu khi quyển Trái Đất và bị cháy rụi trong đó.

    NASA đã nghiên cứu các cách để ngăn chặn số phận đó, bao gồm cả một kế hoạch riêng được đề xuất nhằm đẩy nhanh quỹ đạo của Hubble trở lại thông qua sứ mệnh SpaceX Dragon có phi hành đoàn, nhưng hiện tại vẫn chưa có gì được thực hiện.

    Ba thập kỷ làm “vua bầu trời”

    Mặc dù hiện nay có một đài quan sát không gian mạnh mẽ hơn đang hoạt động là kính viễn vọng James Webb (bắt đầu hoạt động từ năm 2022), Hubble vẫn là công thần số 1 của NASA bởi những gì nó đã làm được.

    Trước khi James Webb bay lên bầu trời, Hubble là đài quan sát mạnh nhất từ năm 1990 đến nay.

    “Hubble đã cung cấp cho chúng ta những góc nhìn rõ ràng, chi tiết, vươn xa hơn bất kỳ thiết bị tiền nhiệm nào. Hubble đã lập biểu đồ về sự tiến hóa của các thiên hà, sao, tinh vân, sao chổi, các ngoại hành tinh và mặt trăng của chúng, xác nhận sự tồn tại của các lỗ đen trong lõi thiên hà” – NASA mô tả.

    (x)
    (x)