Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh mới thuộc dạng “siêu Sao Mộc”, được đặt tên là Eps Ind Ab.

    Kinh ngạc hơn, nó đem về cho nhân loại bức ảnh chụp trực tiếp, nằm hoàn toàn riêng biệt với ngôi sao của nó, điều mà chưa có kính viễn vọng không gian nào làm được.

    Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng- Ảnh 1.

    Ngoại hành tinh Eps Ind Ab được nhìn thấy qua góc chụp của 2 camera khác nhau trên James Webb, trong khi ngôi sao mẹ của nó được đánh dấu bằng hình ngôi sao vàng để phân biệt – Ảnh: MPIA

    Theo Science Alert, thế giới mới được phát hiện này lạnh hơn nhiều so với bất kỳ hành tinh khí khổng lồ nào mà James Webb từng tìm thấy hay nghiên cứu.

    Eps Ind Ab quay quanh ngôi sao của nó với khoảng cách tương đương với khoảng cách từ Sao Hải Vương đến Mặt Trời.

    Và một năm trên hành tinh này dài tương đương 200 năm trên Trái Đất, tức nó phải mất tới 200 năm mới quay hết một vòng quanh ngôi sao mẹ.

    Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng- Ảnh 2.

    Ảnh đồ họa mô tả chân dung ngoại hành tinh khổng lồ và ngôi sao mẹ của nó ở phía xa – Ảnh: MPIA

    Theo nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà thiên văn Elisabeth Matthews từ Viện Thiên văn học Max Planck (MPIA – Đức), điều này khiến cho siêu Sao Mộc này trở thành báu vật hiếm có trong số các ngoại hành tinh.

    Nó cũng có thể là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của khoa học ngoại hành tinh.

    Gọi là siêu Sao Mộc bởi lẽ đó là một hành tinh khí khổng lồ cùng kiểu với Sao Mộc, nhưng có kích cỡ và khối lượng vĩ đại hơn rất nhiều.

    Điều đó khiến cho Trái Đất của chúng ta sẽ vô cùng bé nhỏ khi đặt cạnh nó. Để so sánh, trọng lượng của Sao Mộc đã gấp 318 lần Trái Đất.

    Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng- Ảnh 3.

    Một hình ảnh thực khác về Eps Ind Ab – Ảnh: MPIA

    Ngôi sao mẹ của Eps Ind Ab, Epsilon Indi A, là một ngôi sao lùn màu cam trong hệ ba sao chỉ cách Trái Đất 12 năm ánh sáng.

    Trong quá trình quan sát dài hạn, các nhà thiên văn học đã nhận thấy Epsilon Indi A có hành vi hơi kỳ lạ.

    Dường như đang di chuyển như thể bị kéo bởi lực hấp dẫn, không phải bởi một trong hai ngôi sao khác trong hệ của nó, mà bởi một thế giới khổng lồ quay quanh chính ngôi sao đó. Từ đó, họ đã tìm kiếm và phát hiện siêu hành tinh nói trên.

    Cuộc nghiên cứu của nhóm Max Planck chỉ mới bắt đầu, đó là tìm thấy Eps Ind Ab.

    Với lợi thế không tưởng là James Webb có thể “nhìn” và chụp trực tiếp hành tinh này, các nhà khoa học kỳ vọng có thể khám phá nó chi tiết hơn bất kỳ thế giới ngoài hệ Mặt Trời nào từng được biết đến.

    Trước đây, từng có ngoại hành tinh được chụp bởi kính viễn vọng mặt đất, nhưng mờ nhạt hơn nhiều so với bức ảnh đáng kinh ngạc từ James Webb.

    (x)
    (x)