Trung Quốc: Lộ diện sinh vật lạ 520 triệu tuổi còn nguyên bộ não

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Được đặt tên là Youti yuanshi, sinh vật lạ được khai quật ở Trung Quốc đã tạo thành một loài mới thuộc về một chi cũng hoàn toàn mới của dòng dõi động vật chân đốt. Nó là một hóa thạch độc nhất vô nhị.

    Trung Quốc: Lộ diện sinh vật lạ 520 triệu tuổi còn nguyên bộ não- Ảnh 1.

    Sinh vật lạ ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc có cấu trúc giải phẫu được bảo quản hoàn hảo – Ảnh: NATURE

    Thông thường, các hóa thạch được tìm thấy chủ yếu là bộ xương của các sinh vật to lớn, chẳng hạn như khủng long.

    Trong một vài trường hợp hiếm, các nhà khoa học thu thập được các mẫu vật vô tình bảo quản được cả phần mềm. Chúng đều là báu vật vô giá.

    Youti yuanshi thậm chí gây kinh ngạc gấp nhiều lần bởi phần thân mềm mại của nó được bảo quản hoàn toàn nguyên vẹn từ trong ra ngoài, ngay cả bộ não cũng còn nguyên.

    Sinh vật này rất nhỏ bé – chỉ bằng một hạt mè – đã 520 triệu tuổi, sống vào kỷ Cambri.

    Chưa hết, nó còn là ấu trùng, một dạng hóa thạch rất hiếm mà các nhà cổ sinh vật học luôn mơ ước.

    Trung Quốc: Lộ diện sinh vật lạ 520 triệu tuổi còn nguyên bộ não- Ảnh 2.

    Vẻ ngoài của hóa thạch độc đáo – Ảnh: NATURE

    Science Alert dẫn lời tác giả chính Martin Smith từ Đại học Durham (Anh)cho biết: “Khi mơ mộng về một hóa thạch mà tôi muốn khám phá, tôi luôn nghĩ đến một ấu trùng chân khớp, vì dữ liệu phát triển đóng vai trò rất quan trọng để hiểu quá trình tiến hóa của chúng”.

    Cuộc nghiên cứu có sự phối hợp của một số tác giả khác từ Đại học Durham và Đại học Vân Nam.

    Hóa thạch ba chiều độc đáo này được tìm thấy trong một khối đá phiến sét thuộc hệ tầng Yu’anshan ở Vân Nam, từ lâu đã được biết đến là một kho tàng hóa thạch.

    Sinh vật bé nhỏ được chiết xuất cẩn thận bằng axit axetic, sau đó được quét độ phân giải cao để thấy được cấu trúc bên trong.

    Các bước này cho thấy bên trong loài sinh vật giống giun này nhìn chung đơn giản so với cơ thể phức tạp của động vật chân đốt ngày nay, tuy nhiên đã có dấu hiệu của các cấu trúc giải phẫu cơ bản của lớp động vật này.

    Ngoài ra, cấu trúc giải phẫu tuần hoàn và tiêu hóa của Y. yuanshi cũng cho thấy nhiều dữ liệu về sự phát triển sau này của các đặc điểm chân khớp.

    “Mặc dù hóa thạch Youti yuanshi chỉ là một vật nhỏ bé trong bàn tay bạn, nhưng việc phát hiện ra nó có ý nghĩa to lớn đối với sự hiểu biết của chúng ta về sự sống trên Trái Đất” – bài công bố trên tạp chí khoa học Nature khẳng định.

    (x)
    (x)