Dữ liệu vệ tinh tiết lộ 2 “hỏa ngục” ngay trên bề mặt Trái Đất

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Theo bài tóm tắt nghiên cứu trên tạp chí khoa học Science, tuy Thung lũng chết ở Mỹ giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ không khí cao nhất trên Trái Đất (56,7 độ C) nhưng khi xét đến nhiệt độ bề mặt, có 2 nơi còn đáng sợ hơn.

    Một nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu của một cặp vệ tinh quan sát Trái Đất được trang bị máy quang phổ hình ảnh độ phân giải trung bình (MODIS) của NASA để tìm ra 2 “tử địa”.

    Dữ liệu vệ tinh tiết lộ 2 “hỏa ngục” ngay trên bề mặt Trái Đất- Ảnh 1.

    Sa mạc Lut ở Iran – Ảnh: IRAN ON ADVENTURE

    MODIS là thiết bị đo mọi thứ từ mức ozone đến sự phong phú của thực vật phù du, thông qua việc quét toàn bộ bề mặt hành tinh từ ngày này sang ngày khác.

    Ở những khu vực không có mây, MODIS đo tín hiệu hồng ngoại do bề mặt phát ra, về cơ bản chính là nhiệt độ mà chúng ta cảm nhận được từ đất, bụi bẩn hoặc băng khi chạm vào.

    Đó là sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran dọc biên giới Mexico – Mỹ.

    Tại một số khu vực thuộc các sa mạc này, nhiệt độ gần đây đã chạm đến con số không tưởng là 80,8 độ C, tức tương đương loại nước từ các máy nóng lạnh, chưa tới mức sôi nhưng đủ nóng bỏng để bạn đổ vào mì gói hay pha cà phê.

    Nhiệt độ bề mặt có xu hướng nóng hơn không khí ở trên, đặc biệt là vào những ngày nắng khi bề mặt được làm nóng bởi cả không khí và bức xạ Mặt Trời – nhà sinh thái học David Mildrexler của tổ chức bảo tồn Eastern Oregon Legacy Lands giải thích.

    Trước đó, nhóm nghiên cứu này cũng từng có các phân tích chỉ ra nhiệt độ mùa hè thường xuyên tăng vọt lên trên mức 60 độ C ở một số vùng khô cằn của hành tinh.

    Trong cuộc khảo sát năm 2011, nhiệt độ bề mặt cao nhất đo được ở sa mạc Lut là 70,7 độ C, tương đương mức nhiệt đo được ở sa mạc Sonoran mùa hè năm sau đó.

    Phân tích mới với mức nhiệt lên tới 80,8 độ C ghi nhận ở 2 địa điểm dù mới chỉ qua hơn một thập kỷ vẫn là con số hoàn toàn gây sốc.

    Nhiệt độ cao hơn là tin xấu đối với các sinh vật sa mạc khi chúng bị đẩy đến bờ vực về khả năng thích nghi với nhiệt độ. Chắc chắn, việc bề mặt tăng trên 10 độ chỉ sau hơn 1 thập kỷ là tin rất xấu cho hệ sinh thái. Các nhà khoa học gọi đó là “dấu chân của sự nóng liên tục trên một khu vực rộng lớn”.

    Phân tích mới cũng chỉ ra khu vực Qaidam của Trung Quốc, một vùng trũng hình lưỡi liềm bị bao quanh bởi những ngọn núi trên Cao nguyên Tây Tạng, là nơi nhiệt độ có biên độ dao động lớn nhất trong ngày.

    Tại đó, nhiệt độ có thể dao động trong phạm vi tới 81,8 độ C. Chẳng hạn trong ngày 29-7-2006, nhiệt độ từ -23,7 độ C tăng vọt lên 58,1 độ C. Nhiều ngày trước và sau đó, nhiệt độ cũng có biên độ dao động lớn.

    (x)
    (x)