Trên đường va chạm chúng ta, một thiên hà phóng ra 55 vật thể lạ

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Theo Live Science, 55 vật thể siêu tốc đã được chiến binh lập bản đồ bầu trời Gaia của ESA chụp được khi chúng đang trên đường đào tẩu khỏi cụm sao R136 của Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà lùn nằm cạnh thiên hà Milky Way (Ngân Hà) chứa Trái Đất.

    Trên đường va chạm chúng ta, một thiên hà phóng ra 55 vật thể lạ- Ảnh 1.

    55 vật thể lạ rực sáng, siêu tốc đang lao khỏi Đám mây Magellan Lớn – Ảnh đồ họa: ESA

    Đám mây Magellan Lớn vừa là láng giềng, vừa là vệ tinh, đồng thời là kẻ đối địch trong tương lai của Ngân Hà.

    Thiên hà lùn này đang lao nhanh về phía chúng ta gây ra một vụ va chạm rồi sáp nhập thiên hà trong 2 tỉ năm tới.

    Nhưng 55 “kẻ nóng vội”nói trên lao nhanh hơn nhiều so với tốc độ của cả thiên hà và lao về mọi hướng.

    Một số trong số chúng đang chạy trốn cụm sao R136 với tốc độ hơn 100.000 km/giờ, nhanh hơn khoảng 80 lần so với vận tốc âm thanh trên Trái Đất.

    Trên đường va chạm chúng ta, một thiên hà phóng ra 55 vật thể lạ- Ảnh 2.

    Cụm sao R136 trong Đám mây Magellan Lớn – Ảnh: NASA/ESA

    Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Mitchel Stoop từ Đại học Amsterdam (Hà Lan) xác định 55 vật thể này là 55 ngôi sao đã bị đẩy ra khỏi quê hương của chúng bởi 2 vụ nổ vũ trụ khốc liệt.

    Cũng giống như tất cả các ngôi sao thuộc cụm sao mà chúng thuộc về, chúng trẻ và khổng lồ, có cái mang khối lượng hơn Mặt Trời tới 300 lần cho dù tuổi đời chưa đến 2 triệu.

    Các ngôi sao chạy trốn này đủ lớn để chết trong các siêu tân tinh, để lại các lỗ đen hoặc sao neutron, sẽ hoạt động giống như tên lửa vũ trụ, phát nổ cách điểm xuất phát của chúng tới 1.000 năm ánh sáng.

    Theo các nhà nghiên cứu, môi trường hỗn loạn và sôi động trong cụm sao này đã khiến các ngôi sao sơ sinh chen chúc, giao nhau và bị phá vỡ quỹ đạo do lực hấp dẫn của nhau.

    Điều này đã tạo nên các sự kiện đủ bùng nổ để hất văng một số cái ra bên ngoài.

    Sự kiện hất văng các ngôi sao đầu tiên diễn ra khoảng 1,8 triệu năm trước, khi cụm sao này mới hình thành.

    Trong khi đó, sự kiện thứ hai mới diễn ra khoảng 200.000 năm trước. Những ngôi sao chạy trốn trong đợt thứ hai này di chuyển chậm hơn và không bị bắn đi theo các hướng ngẫu nhiên như trong lần đầu tiên, mà đi theo hàng lối hơn.

    Các nhà khoa học cũng cho rằng hai sự kiện này đã khiến R136 phóng đi 1/3 số ngôi sao lớn nhất của nó trong vài triệu năm qua, tức ngoài 55 vật thể đáng sợ nói trên vẫn còn những cái khác mà Gaia không ghi nhận được.

    Những ngôi sao khổng lồ như những ngôi sao được phóng ra từ cụm sao trẻ này có thể sáng hơn mặt trời hàng triệu lần, phát ra phần lớn năng lượng của chúng dưới dạng ánh sáng cực tím mạnh.

    Nhưng sức mạnh này phải trả giá: Những ngôi sao khổng lồ như thế này đốt cháy nhiên liệu của chúng cho phản ứng tổng hợp hạt nhân rất nhanh, nên rất đoản mệnh.

    Ước tính tuổi đời của loại sao khổng lồ này chỉ vài triệu năm, trong khi Mặt Trời của chúng ta có thể sống được tới 10 tỉ năm.

    (x)
    (x)