Theo Live Science, đó là ống dung nham khổng lồ có tên Umm Jirsan nằm ở vùng núi lửa Harat Khaybar, thuộc địa phận Ả Rập Saudi ngày nay.
Mặc dù người cổ đại được biết là đã sinh sống ở Bán đảo Ả Rập từ rất lâu trong thời tiền sử, nhưng các di chỉ còn lại rất ít ỏi do điều kiện khô cằn trong khu vực không bảo tồn tốt các hiện vật.
Nhưng một hang động là một phần của ống dung nham là một chuyện khác.
Umm Jirsan vĩ đại với chiều dài lên tới 1.481 m không chỉ là nơi trú ngụ an toàn của người cổ đại, mà còn giữ lại một báu vật khảo cổ quý giá.
Bên trong Umm Jirsan, một nhóm nghiên cứu từ Úc, Anh, Đức, Mỹ và Ả Rập Saudi đã tìm thấy thấy 9 bộ hài cốt con người, nhiều mảnh vải, đồ gỗ, tác phẩm nghệ thuật trên đá thể hiện động vật đã thuần hóa…
Theo các tác giả, đó là các bằng chứng về một trong những cộng đồng định cư ở khu vực từ ít nhất 7.000 năm trước, có thể xa hơn – lên tới 10.000 năm – và thuộc về những nền văn minh sơ khai nhất Trái Đất, tọa lạc trên Bán đảo Ả Rập.
Các hiện vật đã khắc họa lại một cuộc sống của những nông dân thời tiền sử, với nghề trồng trọt, chăn nuôi phát triển mạnh cho đến thời đại đồ đồng.
Tuy nhiên, con người đã không sống trong các ống dung nham này lâu dài.
Trong những năm sau cùng mà ống dung nam này được sử dụng, nó trở thành điểm dừng chân dọc tuyến đường chăn nuôi, nơi những người chăn nuôi gia súc có thể tìm kiếm nước và nơi nghỉ chân khi lùa đàn gia súc đi qua.
Trước đó, ống dung nham cũng liên quan đến hoạt động săn bắn và có thể là một mảnh ghép của nền kinh tế địa phương trong thời đại đồ đồng bởi đây là tuyến đường ngầm để vận chuyến đá núi lửa.
Nó cũng cung cấp thêm một lời khẳng định thú vị cho các nhà khoa học vũ trụ: Ý tưởng xây nơi cư trú ngầm trong các ống dung nham ở Mặt Trăng của Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) là điều hoàn toàn thực tế.