Đào đường, phát hiện cung điện ngàn năm của thần chết Maya

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Các nhà khảo cổ học từ Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia Mexico (INAH) cho biết họ vừa khai quật một quần thể cung điện có liên quan đến thành phố cổ Balamkú của người Maya.

    Đào đường, phát hiện cung điện ngàn năm của thần chết Maya- Ảnh 1.

    Cung điện Maya vừa được phát hiện ở Mexico – Ảnh: INAH

    Theo Heritage Daily, đó là một phát hiện tình cờ tại công trường xây dựng nhà ga Calakmul, một phần của Tuyến 7 của Tren Maya, một tuyến tàu liên tỉnh dài 1.554 km, đi qua bán đảo Yucatán và nối liền nhiều di chỉ nổi tiếng của người Maya.

    Vị trí xây dựng ga Calakmul nằm cách Khu khảo cổ Balamkú chỉ 3,5km.

    Balamkú có diện tích lên đến 25ha và phân bố trên 3 khu vực, với các kim tự tháp, sân bóng, quảng trường và nhiều công trình kiến trúc khác vẫn chưa được khám phá đầy đủ.

    Thành phố cổ này có người sinh sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, trong thời kỳ Tiền cổ điển muộn, cho đến thời kỳ Cổ điển cuối, tức giữa năm 800 và 1000 sau Công nguyên.

    Cung điện vừa được khai quật được cho là có liên quan tới Balamkú này, do vậy nó phải ít nhất ngàn năm tuổi.

    Cung điện tọa lạc trên một nền đá hình chữ nhật có các góc bo tròn, trên đó có một sân được bố trí với năm cấu trúc làm bằng đá vôi.

    Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi mô tả Ah Puch, vị thần chết và động đất của người Maya, cho thấy cung điện này có thể được xây dựng để tôn vinh vị thần này.

    Bức tượng kỳ dị của Ah Puch với một hộp sọ biến dạng và một dương vật lớn được phát hiện trong một cấu trúc hình tròn ở trung tâm của khu phức hợp, nơi một số lễ vật liên quan đến tang lễ được tìm thấy, cùng một cặp bát gốm.

    Hài cốt con người cũng xuất hiện tại đền thờ, chưa rõ vì sao, nhưng cũng có thể là nạn nhân của các vụ hiến tế.

    Để bảo tồn quần thể cung điện, các nhà khảo cổ học INAH đã tỉ mỉ tháo dỡ các công trình để di dời chúng đến gần đó, nơi tất cả được trưng bày dưới dạng một bảo tàng tương tác.

    (x)
    (x)