Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết “bản sao” Ngân Hà

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những hình ảnh kinh dị về một thiên hà giống với thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), đang bị chính lỗ đen trung tâm của nó giết chết.

    Điều này được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh). Phân tích dữ liệu James Webb, họ đã quan sát thấy cảnh tượng chết chóc này ở vùng vũ trụ xa xôi, nơi ánh sáng tạo nên hình ảnh của các vật thể đã mất hơn 11 tỉ năm để đến được Trái Đất.

    Kinh hoàng lỗ đen sát thủ đang giết chết "bản sao" Ngân Hà- Ảnh 1.

    Thiên hà xấu số từ vũ trụ sơ khai đang bị chính lỗ đen trung tâm cuồng nộ của mình giết chết – Ảnh: NASA/ESA/CSA

    Thiên hà xấu số nói trên – tên chính thức là GS-10578 nhưng hay được gọi là thiên hà Pablo – hết sức to lớn, đã đạt được kích thước tương đương Ngân Hà sau hơn 2 tỉ năm kể từ sự kiện Vụ nổ lớn Big Bang khai sinh vũ trụ.

    Hầu hết các ngôi sao của nó được hình thành từ 12,5 đến 11,5 tỉ năm trước.

    “Dựa trên các quan sát trước đó, chúng tôi biết thiên hà này vào thời điểm được quan sát đang ở trạng thái bị dập tắt: Nó không hình thành nhiều ngôi sao so với kích thước của nó” – TS Francesco D’Eugenio từ Viện Vũ trụ học Kavli thuộc Đại học Cambridge cho hay.

    Vì vậy, họ đã đi tìm thủ phạm. Lỗ đen quái vật ở tâm thiên hà trở thành nghi phạm số 1. Không bình lặng như Sagittarius A*, lỗ đen của thiên hà cổ đại này hết sức cuồng nộ.

    James Webb phát hiện được những luồng gió chuyển động nhanh đang bị đẩy khỏi thiên hà với tốc độ lên tới 1.000 km/giây, đủ nhanh để thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà. Chính lỗ đen trung tâm của thiên hà đang làm điều đó.

    Khối lượng khí bị đẩy ra khỏi thiên hà lớn hơn khối lượng mà thiên hà cần để tiếp tục hình thành các ngôi sao mới, vì vậy về bản chất lỗ đen này đang làm thiên hà chết đói, theo kết luận trong bài viết vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

    Bên cạnh đó, các mô hình trước đó đã dự đoán rằng sự kết thúc của quá trình hình thành sao có tác động dữ dội, làm hỗn loạn lên các thiên hà, phá hủy hình dạng của chúng trong quá trình này.

    Nhưng các ngôi sao trong thiên hà hình đĩa này vẫn di chuyển theo một cách có trật tự, cho thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng.

    Cả hai hiện tượng – hành vi “sát thủ” của lỗ đen và cách mà thiên hà chết đi một cách bình lặng – đều chưa từng được quan sát trực tiếp trước đó.

    “Đây là một cách khác nữa cho thấy James Webb là một bước tiến vượt bậc về khả năng nghiên cứu vũ trụ sơ khai và cách vũ trụ tiến hóa” – TS D’Eugenio nói.

    (x)
    (x)