Loài quái thú dài 8 m xuất hiện ở Trùng Khánh – Trung Quốc

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Theo tờ Sci-News, vào năm 2022, các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã tìm thấy những phần hóa thạch của một quái thú khổng lồ tại hệ tầng Zhengyang ở TP Trùng Khánh.

    Tuy không hoàn chỉnh, bộ xương này vẫn đủ để nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Ts Hai Xing từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Trung Quốc, Viện Địa chất và cổ sinh vật học Nam Kinh và Bảo tàng Thiên nhiên Canada xác định một loài khủng long hoàn toàn mới.

    Loài quái thú dài 8 m xuất hiện ở Trùng Khánh - Trung Quốc- Ảnh 1.

    Hình ảnh loài quái thú mới ở Trùng Khánh – Trung Quốc được các nhà khoa học tái hiện – Ảnh: Hai Xing/SCI-NEWS

    Loài mới được đặt tên là Qianjiangsaurus changshengi, thành viên của Hadrosauroidea, một nhánh khủng long hông chim đa dạng và có hình thái vô cùng phong phú.

    Các thành viên khác của nhánh khủng long này đã được khai quật từ nhiều địa điểm thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và cả Nam Cực.

    Chúng tạo nên một phần quan trọng của hệ sinh thái trên cạn kỷ Phấn Trắng.

    Theo bài mô tả loài mới trên tạp chí khoa học Cretaceous Research, Qianjiangsaurus changshengi là một loài quái thú khổng lồ với thân hình trông có vẻ nặng nề và dài đến 8 m.

    Mặc dù vậy, nó là một sinh vật ăn cỏ hiền lành. Nó cũng mang những đặc điểm dễ phân biệt của dòng họ mình như mỏ vịt và bộ răng phức tạp.

    Điều thú vị nhất là bộ xương của loài quái thú này mang nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa hai nhóm khác nhau trong dòng họ Hadrosauroidea, cung cấp cho các nhà cổ sinh vật học một mảnh ghép quan trọng về sự tiến hóa của dòng dõi này.

    Nó cũng đại diện cho loài khủng long Hadrosauroidea thứ hai được phát hiện ở miền Nam Trung Quốc, bên cạnh loài Nanningosaurus dashiensis từng được nhận diện trước đó.

    Dòng dõi này cũng góp phần cho thấy mối liên hệ giữa hệ tầng Zhengyang với các hệ tầng Djadokhta và Baruungoyot ở Mông Cổ, giúp các nhà cổ sinh vật học định hình vùng sinh sống của khủng long ở châu Á vào kỷ Phấn Trắng, cũng thời đại hoàng kim của các loài quái thú.

    (x)
    (x)