Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Theo Universe Today, nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã khám phá các điều kiện môi trường trên WASP-76b, một hành tinh khổng lồ cực đoan.

    Đó là một “Sao Mộc cực nóng” nằm cách chúng ta 640 năm ánh sáng theo hướng chòm sao Song Ngư, được phát hiện vào năm 2013.

    Trên hành tinh này, một năm chỉ kéo dài 1,8 ngày Trái Đất.

    Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt- Ảnh 1.

    Hành tinh WASP-76b sở hữu một môi trường vô cùng kinh dị – Ảnh đồ họa: AI

    WASP-76b bị khoá thủy triều với ngôi sao mẹ WASP-76, giống như cách Mặt Trăng luôn đối diện với Trái Đất bằng một mặt duy nhất.

    Vì vậy trên thế giới này, một nửa luôn là ban ngày với nhiệt độ trung bình lên tới 2.000 độ C, trong khi nửa kia luôn là ban đêm, “mát” hơn nhưng vẫn là nhiệt độ khắc nghiệt.

    Tình trạng khóa thủy triều này cũng tạo điều kiện cho những cơn gió mạnh bao quanh hành tinh.

    Sử dụng máy quang phổ ESPRESSO được lắp đặt trên kính viễn vọng Very Large của Đài quan sát Nam Âu (ESO), các tác giả phát hiện ra rằng những cơn gió này chứa một lượng lớn các nguyên tử sắt, lưu thông liên tục từ lớp dưới của bầu khí quyển lên các lớp trên.

    Lượng nguyên tử sắt dồi dào trong bầu khí quyển chủ yếu do nhiệt độ cực cao ở mặt ban ngày của hành tinh đã làm bốc hơi sắt.

    Khi gió lưu thông đến mặt ban đêm, sắt này bị ngưng tự và rơi xuống thành mưa sắt, y như cách nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trên Trái Đất.

    Nghiên cứu về hành tinh hấp dẫn này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, đem đến thêm một mảnh ghép về cách mà các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời vận hành.

    Khám phá này và các khám phá tiềm năng sắp tới trên WASP-76b sẽ giúp chúng ta hiểu thêm một chút về khí hậu của các hành tinh giống địa ngục nhất vũ trụ, bị tấn công bởi mức độ bức xạ cực độ từ sao mẹ của chúng,

    (x)
    (x)