Theo Science Alert, thời gian gần đây, bãi biển hẻo lánh Petrel Cove của Úc đột nhiên xuất hiện một loại cát màu hồng kỳ lạ, đẹp mắt. Các nhà khoa học đã kiểm tra và phát hiện đó không phải cát thường, mà lẫn đầy khoáng chất garnet, tức ngọc hồng lựu hay thạch lựu.
Choáng váng hơn, số ngọc hồng lựu li ti này tiết lộ về cả một thế giới ngầm cổ xưa đang bị chôn vùi dưới băng Nam Cực.
Bãi biển Petrel Cove nhìn ra Nam Đại Dương, đại dương thứ 5 vừa được công nhận vài năm gần đây. Một phần đại dương này nằm giữa bờ biển Úc và Nam Cực. Do vậy, theo những con sóng, một “thế giới đã mất” đã gửi tín hiệu đến nhân loại thông qua các hạt ngọc hồng lựu này.
Nhà địa chất Jacob Mulder của Đại học Adelaide (Úc) cho biết đó là một vành đai núi chưa được khám phá trước đây, đang chôn vùi bên dưới lớp băng ở Nam Cực.
Lớp vỏ Trái Đất liên tục bị xói mòn và tái tạo, với các trầm tích bị lỏng lẻo bị gió cuốn đi và nước tích tụ ở nơi khác để hình thành những vùng đất mới.
Ngọc hồng lựu là một loại khoáng chất khá phổ biến, có màu đỏ đậm. Nó kết tinh ở nhiệt độ cao, thường là nơi các vành đai núi lớn bị mài mòn do các mảng kiến tạo va chạm nhau.
Ngọc hồng lựu có thể giúp suy ra cách thức và thời điểm các ngọn núi hình thành, vì sự hiện diện của các tinh thể cho thấy lịch sử áp suất và nhiệt độ của các loại đá biến chất nơi nó hình thành.
Việc xác định niên đại các nguyên tố tạo nên số ngọc hồng lựu tại bờ biển Úc và trong các thành tạo đá gốc gần đó khớp với thời điểm của các sự kiện hình thành núi địa phương ở Nam Úc.
Đó là khoảng khoảng 76–100 triệu năm trước khi Vành đai nếp gấp Adelaide hình thành và hàng tỷ năm sau khi khối vỏ Gawler Craton hình thành.
Các khối ngọc hồng lựu dễ bị phá hủy do tiếp xúc lâu với sóng và dòng chảy, vì vậy nó đã đi “chu du” tận dãy núi cổ ở Nam Cực đến tận nước Úc
Kết hợp các dữ liệu trên với các chỉ số dòng chảy băng trong đá trầm tích băng hà ở Nam Úc, các tác giả tin rằng cát băng hà giàu ngọc hồng lựu được tạo ra từ những ngọn núi cổ đại, chưa từng được tiếp xúc với ánh sáng ban ngày kể từ khi hình thành ở Nam Cực.
Một tảng băng lớn trong kỷ băng hà muộn đại Cổ Sinh đã che lấp nó khi di chuyển, từ thời mà Úc và Nam Cực còn dính liền nhau, là một phần của siêu lục địa Gondwana.
Ngày nay, dãy núi cổ có thể tọa lạc ở vị trí gần khu vực các mỏ ngọc hồng lựu nổi tiếng thuộc dãy núi Transantarctic ở Đông Nam Cực.
Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment.