Xác định “siêu Trái Đất nhãn cầu” kỳ lạ nhất

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Hành tinh nhãn cầu là một loại hành tinh bị khóa thủy triều với sao mẹ. Một số ngoại hành tinh đã được suy đoán là thuộc dạng này, thông qua các bằng chứng gián tiếp. Nhưng siêu Trái Đất “Kua’kua” đã đem đến cho giới thiên văn bằng chứng khẳng định đầu tiên.

    Xác định "siêu Trái Đất nhãn cầu" kỳ lạ nhất- Ảnh 1.

    Hành tinh Kua’kua là khối đá trơ trụi có 2 mặt ngày – đêm vĩnh cửu – Ảnh: NASA, ESA, CSA, Dani Player (STScI)

    Kua’kua – còn gọi là LHS 3844b – là một ngoại hành tinh quay quanh sao lùn đỏ LHS 3844 trong chòm sao Ấn Đệ An (Indus), cách chúng ta khoảng 48,5 năm ánh sáng.

    Đó là một thế giới gây thú vị đặc biệt cho giới thiên văn bởi tình trạng khóa thủy triều.

    Khóa thủy triều khiến cho một thiên thể luôn quay một mặt về phía vật thể mẹ, như cách Mặt Trăng bị khóa thủy triều với Trái Đất. Nguyên nhân là do hai thiên thể quá gần nhau nên tương tác hấp dẫn đã khiến vật thể nhỏ hơn bị khống chế bởi vật thể lớn.

    Trong hệ Mặt Trời không có hành tinh nào quay quanh sao mẹ đủ gần để bị như vậy, nhưng ở hệ sao LHS 3844 thì có. Điều đó cũng biến nó thành một “hành tinh nhãn cầu”.

    Gọi là hành tinh nhãn cầu bởi dạng thế giới này chia hai mặt ngày – đêm tách biệt, một bên lạnh lẽo và đen tối vĩnh cửu, một bên nóng bỏng, là ban ngày vĩnh cửu. Điều đó khiến chúng trông như những con mắt sáng quắc luôn nhìn về phía sao mẹ.

    Giữa hai vùng này là một dải chuyển tiếp, nơi một số nghiên cứu cho rằng vẫn có một cơ hội nhỏ để sự sống tồn tại.

    Khác với các hành tinh bị nghi ngờ là thuộc dạng này trước đó, Kua’kua khẳng định nó là hành tinh nhãn cầu thông qua mô hình nhiệt toàn cầu mà nhóm nghiên cứu đa quốc gia – dẫn đầu bởi TS Xintong Lyu của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) – đã tạo nên nhờ dữ liệu của kính viễn vọng hồng ngoại Spitzer (NASA).

    Theo IFL Science, nếu hành tinh này có thể quay được như Sao Thủy, tác động dằn xé giữa lực thủy triều của sao mẹ và nỗ lực quay của nó sẽ khiến hành tinh bị nóng lên từ bên trong.

    Tuy nhiên, Kua’kua mát hơn dự kiến. Điều đó là bằng chứng cho thấy nó không chỉ không tự quay nổi, hoàn toàn bị khống chế bởi sao mẹ, mà còn là một khối đá lạnh và trơ trụi như Mặt Trăng.

    Với kích cỡ lớn hơn Trái Đất 1,3 lần và nặng hơn 2,25 lần, nó được nhóm khoa học gia gọi là “siêu Trái Đất”.

    Việc chứng minh Kua’kua không thể tự quay theo quỹ đạo của chính mình là bằng chứng rõ ràng nhất về hiện tượng khóa thủy triều, cho thấy siêu Trái Đất này đúng là hành tinh nhãn cầu “trong truyền thuyết”.

    Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

    (x)
    (x)