Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu iPhone khỏi hacker

  • Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
  • Clip rùng mình từ ESA: Trái Đất trong khoảnh khắc “đảo ngược”
  • Mỹ dò tín hiệu vô tuyến từ 7 hành tinh gần giống Trái Đất

  • Mật khẩu dễ đoán như số 123456, tên, ngày sinh, biệt hiệu hoặc cụm từ dễ hiểu như anhyeuem, hoàn toàn không phù hợp và không nên sử dụng.

    Thay vào đó bạn nên sử dụng các chữ cái nhỏ kết hợp chữ hoa, số và ký tự đặc biệt mà không có ý nghĩa khi đọc. Bạn cũng có thể sử dụng mật khẩu không bắt nguồn từ bất cứ điều gì như tên người yêu, thú cưng… để tránh bị đoán.

    Hiện nay nhiều trang web yêu cầu bạn sử dụng mật khẩu dài hơn 8 ký tự, dù dài thế nào cũng nên tránh các mật khẩu dễ đoán.

    Không bao giờ sử dụng một mật khẩu hai lần

    Một khi đã có mật khẩu an toàn, bạn có thể bị cám dỗ sử dụng nó cho nhiều trang web. Vấn đề là, nếu một hacker thực sự tìm ra mật khẩu của bạn và có thể truy cập nhiều tài khoản cùng lúc, chúng có thể truy cập vào tất cả các tập tin và hình ảnh của bạn. Vì vậy, luôn tạo một mật khẩu mới cho mỗi lần đăng nhập.

    Sử dụng trình quản lý mật khẩu

    Nếu tạo mật khẩu bảo mật mới cho mỗi lần đăng nhập, bạn không thể nhớ tất cả chúng. Trình quản lý mật khẩu có thể giúp bạn bảo vệ, quản lý và chèn mật khẩu khi cần thiết. Hầu hết các trình quản lý mật khẩu làm việc với Touch ID và chức năng sao chép/dán để chúng dễ sử dụng cũng như tăng cường khả năng bảo mật.

    Trả lời câu hỏi bảo mật an toàn

    Nhiều trang web yêu cầu một số câu hỏi bảo mật để bạn có thể đặt lại mật khẩu của mình trong trường hợp quên nó. Các câu hỏi thường là “tên đường phố mà bạn lớn lên là gì”, hoặc “tên thú cưng đầu tiên của bạn là gì?”… Tuy nhiên điều này là không an toàn vì kẻ gian có thể tìm thông tin này thông qua công cụ tìm kiếm đơn giản của Google, hoặc qua hồ sơ Facebook cũng như Twitter.

    Do đó, trong trường hợp không thể tắt tính năng bảo vệ này, bạn nên xử lý các câu hỏi bảo mật như mật khẩu. Có nghĩa bạn nên đưa ra một câu trả lời mà không phải dễ dàng tìm kiếm trên Internet.

    Sử dụng xác thực hai yếu tố

    Hầu hết các dịch vụ trực tuyến lớn đang sử dụng chức năng xác thực hai yếu tố. Nó gửi một mã cho các thiết bị của bạn hoặc như là cách quản lý mật khẩu an toàn hơn. Nó hoạt động giống như một mật khẩu mà bạn phải gõ vào sau khi nhập mật khẩu thông thường. Hiện nay xác thực 2 yếu tố có thể được sử dụng cho Apple ID, Google, Dropbox, Facebook hoặc Tumblr.

    1497221919 149722166829291 3 Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu iPhone khỏi hacker

    Không mở liên kết trong email

    Nếu nhận được một email yêu cầu bạn nhấp vào liên kết để giải quyết vấn đề với tài khoản của bạn hoặc chương trình giảm giá đặc biệt, bạn không nên nhấp vào liên kết vì đó có thể là thư lừa đảo. Họ muốn bạn đăng nhập vào tài khoản của bạn trên một trang đăng nhập giả mạo để lấy dữ liệu đăng nhập.

    Cảnh báo khi nhập thông tin đăng nhập! Hầu hết các trình duyệt web hiện đại đều có khả năng thông báo cho bạn biết về trang web thiếu chứng chỉ bảo mật, hoặc trang đó bị báo cáo là lừa đảo.

    Nếu sử dụng trình quản lý mật khẩu và bạn đang ở trên trang web được cho là Apple, Google,… nhưng trình quản lý mật khẩu không đề xuất mật khẩu, hãy cẩn thận vì đây có thể không phải là trang web gốc, đó là lý do khiến trình quản lý mật khẩu không đề xuất mật khẩu đăng nhập.

    1487740778 14877407649467 h Những nguyên tắc bảo vệ dữ liệu iPhone khỏi hacker

    Nhật Bản: Ứng dụng bảo vệ các cô gái khỏi “yêu râu xanh”

    Đây là ứng dụng đầu tiên tại Nhật Bản giúp cảnh báo người dùng khi họ đi vào khu vực từng xảy ra các vụ tấn công…

    Speak Your Mind

    (x)
    (x)